Ngày 24/5, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM phối hợp cùng Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng quy trình phối hợp, xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc trên địa bàn TPHCM.
Gần 100 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp, nhà trường, đoàn thể và phòng LĐ-TB&XH 21 quận huyện… tham dự góp ý cho quy trình này.trích dẫn từ Khe web trực tiếp
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tăng Minh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM, đánh giá quấy rối tình dục là vấn đề nhạy cảm, có độ bao phủ rộng trong làm việc.
Hiện pháp luật đã có quy định nghiêm cấm, xử phạt hành chính về hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Tuy nhiên, hành vi này vẫn chưa được xử lý kịp thời vì chưa có quy định về thẩm quyền xử lý, cách xác định hành vi, bằng chứng để chứng minh nạn nhân bị quấy rối tình dục, chưa có quy trình can thiệp hỗ trợ nạn nhân…
Do đó, Sở LĐ-TB&XH TPHCM nhận thấy việc xây dựng “Quy trình phối hợp, xử lý các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc” là rất cần thiết.
Ông Nguyễn Tăng Minh nhấn mạnh, khi có quy trình này, được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn thành phố thì sẽ góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và thân thiện với mọi người.
Phát biểu góp ý tại hội thảo, các đại biểu đánh giá quy trình này là cần thiết và cần nhanh chóng hoàn thiện, triển khaitrích dẫn từ Khe web trực tiếp. Một trong những vướng mắc lớn nhất là có nhiều trường hợp nạn nhân không thể cung cấp, thu thập được chứng cứ về việc bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc nên cần có quy trình chuẩn nhằm can thiệp, hỗ trợ nạn nhân.
Theo bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, đại diện UN Women, Điều 118 Bộ Luật năm 2019 quy định về nội quy lao động, bắt buộc đơn vị có 10 lao động trở lên phải xây dựng nội quy lao động bằng văn bản. Một trong những nội dung quan trọng của nội quy lao động là “phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc”.
Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng đã hướng dẫn người sử dụng lao động xây dựng nội dung phòng, chống quấy rối tình dục với các điều khoản chi tiết về trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục…
Tuy nhiên, thực tế nhận thức và hiểu biết về quấy rối tình dục của cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn tại các đơn vị chưa đồng nhất nên nội quy xây dựng chưa sát thực tiễn.
Từ thực tế trên và căn cứ vào đề nghị của Sở LĐ-TB&XH TPHCM, UN Women xây dựng dự thảo quy trình vận hành tiêu chuẩn xử lý quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở TPHCM.
Theo bà Diệu Hồng, quy trình này bao gồm 7 bước, bảo đảm nguyên tắc bảo mật, quyền riêng tư và không bị trả thù. Quy trình đảm bảo bảo mật và quyền riêng tư đối với cả người khiếu nại và người bị khiếu nại; đảm bảo người khiếu nại cũng như bất kỳ ai khác có liên quan sẽ không phải đối mặt với những hậu quả tiêu cực, không bị trả thù…
Ông Nguyễn Tăng Minh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM, ghi nhận các ý kiến đóng góp của đại biểu. Trong thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH TPHCM sẽ tổng hợp, nghiên cứu để hoàn thiện quy trình này, áp dụng xử lý các hành vi quấy rối tình dục trên địa bàn thành phố.